6 Nguyên nhân gây đau vú khi cho con bú
Viêm vú, đau vú là tình trạng các mẹ thường gặp phải khi cho con bú. Không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà tình trạng bệnh còn ảnh hưởng lớn tới việc cho con bú. Mothersbaby dưới đây sẽ chia sẻ cùng các mẹ những nguyên nhân gây đau vú, viêm vú để các mẹ có thể phòng tránh bệnh.
1. Đau núm vú
Khi cho con bú lần đầu tiên các mẹ có thể bị đau nhẹ ở núm vú. Thông thường sau vài ngày cơn đau sẽ giảm dần và sau 1-2 tuần, cơn đau sẽ dần như biến mất.
Ngoài ra, các mẹ có thể cảm thấy châm kim trong thời kỳ đầu khi cho con bú đừng quá lo lắng hầu hết sẽ ổn sau vài tuần. Nhưng nếu cơn đau xuất hiện kéo dài thì các mẹ nên tìm hiểu xem có còn nguyên nhân nào khác không.
2. Sai tư thế khi cho con bú
Khi cho con bú, đau núm vú thường bắt đầu từ nguyên nhân cho con bú sai tư thế. Tư thế bú không chính xác có thể gây ra vết bầm tím , đỏ và đau ở núm vú.
Để ngăn ngừa đau, không cắn núm vú khi cho con bú, giúp bé ngậm sâu đến phần quầng vú các mẹ có thể tham khảo cách cho con bú tại :
https://mothersbaby.vn/blogs/cho-con-bu-breastfeeding/cach-cho-con-bu-khoa-hoc-chuan-nhat
3. Bệnh tưa miệng
Nấm Candida phát triển trong môi trường ẩm, ấm, ngọt ở miệng của bé trong khi bú, gây viêm truyền từ miệng của bé sang vú của mẹ.
Bệnh nhiễm trùng do nấm Candida có thể xâm nhập vào tuyến sữa gây viêm nhiễm tuyến vú gây đau nhức khi cho con bú.
Nếu thấy trong miệng các bé hoặc trên núm vú của mẹ xuất hiện các mảng trắng hãy tới gặp bác sĩ để chữa trị cho cả mẹ và con. Ngoài ra các mẹ nên chú ý vệ sinh tay sạch sẽ tránh lây lan sang các khu vực khác.
4. Viêm vú
Viêm vú có thể được gây ra bởi viêm tia dẫn sữa khi vi khuẩn xâm nhập qua núm vú bị nứt do cho con bú sai tư thế. Hoặc nó xảy ra khi quá nhiều sữa được tiết ra khỏi tuyến sữa đi vào các mô vú. Bầu ngực sẽ trở nên nhạy cảm vì thế nên lựa chọn những chiếc áo lót bầu thoải mái không quá chật. Các mẹ có thể tiếp tục cho con bú nhưng hãy gặp bác sĩ kiểm tra để có thể điều trị kịp thời.
5. Bệnh chàm (Viêm da tiếp xúc)
Bệnh chàm một trong những bệnh viêm da có thể do ma sát hoặc dị ứng kéo dài. Ma sát liên tục từ việc cho con bú có thể gây ra bệnh chàm và gây đau vú. Để khắc phục tình trạng này sau khi cho bé ăn các mẹ hãy lau sạch ngực bằng nước ấm và lau khô vùng chàm sạch sẽ.
6. Giun đũa (gây viêm da)
Sữa mẹ rò rỉ tạo môi trường ẩm ướt có thể khiếm nấm mốc sinh sôi. Đây là nguyên nhân gây ngứa và đau ở quầng vú. Khuyên các mẹ nên sử dụng miếng dán thấm sữa để tránh sữa mẹ bị rò rỉ.
Còn rất nhiều kiến thức bổ ích cho việc chăm sóc con đầy đủ và chi tiết nhất, mẹ có thể tham khảo thêm tại:
https://mothersbaby.vn/blogs/cham-soc-con
Nhắn nhủ với Mothersbaby tại:
Website: https://mothersbaby.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/mothersbabyvn/
Instagram: https://www.instagram.com/mothersbabyvn/